Thứ Ba, 27 tháng 9, 2016

Điện, mối nguy hiểm mà bạn cần biết

Hiện nay mưa bão là thời điểm hay xảy ra tình trạng tại nạn do điện giật. Nguyên nhân bắt nguồn từ giông bão, gió lớn... làm đổ cột điện, đổ cây lớn vướn vào dây điện. Dây điện quăng vào người hoặc vào các đồ dễ dẫn điện, một số người vô tình chạm phải sẽ bị giật. Tai nạn điện giật là điều khó tránh khỏi và thường xảy ra quá đột ngột khiến nạn nhân có thể bị bỏng ở mức độ khác nhau, và có thể tử vong do bị sóc và ngừng hô hấp. Như vậy, sơ cứu ban đầu có vai trò rất là quan trọng cho việc cứu sống nạn nhân. Cùng thông cống tại đà nẵng tìm hiểu sâu hơn nhé.
dien-moi-nguy-hiem-ma-ban-can-biet

Tổn thương khi bị điện giật

Thường khi bị điện giật sẽ dẫn đến tổn thương và bỏng sẻ ảnh hưởng đến các mô bên trong. Bỏng gồm có bỏng nhiệt gây hoại tử và bỏng gây rối loạn các cơ quan trong cơ thể làm đảo lộn sinh lý dẫn đến nguy cơ như: suy hô hấp, suy tim, ngưng thở. Cũng tùy và phụ thuộc vào từng mức độ nạn nhân, có thể ngất rồi tỉnh lại và cũng có thể tim ngừng đập, ngưng thở, nếu như vậy mà không sơ cứu kịp thời rất dễ dẫn đến tình trạng tử vong.

Xử trí nhanh khi có người bị điện giật

  • Tắt cầu dao, gọi cơ quan chức năng.
  • Dùng vật liệu cách điện tách người bị điện giật ra khỏi nguồn điện.
  • Sơ cứu: hô hấp nhân tạo.
Ngoài ra điện giật có thể gây cứng cơ dẫn đến các cơ bị co giật mạnh và làm người bay ra. Còn nếu đang ở trên cao có thể bị rơi xuống gây chấn thương toàn thân. Trong nhiều trường hợp nạn nhân bị điện giật thường người bị vướn dây điện, khi bị ngắt cầu dao điện thì người bị giật buông tay té ngã và có thể xảy ra chấn thương cơ thể.
Mối nguy hiểm nhất của điện vẫn còn phụ thuộc vào mức độ điện thế như thế nào của dòng điện. Với cường độ dòng điện dưới 30mA thì sẽ không ảnh hưởng nhiều. Còn 80mA thì sẽ giật nhẹ có thể gây bầm tím chỗ bị giật, từ 80mA đến 300mA thì rất nguy hiểm. Ngoài ra các yếu tố như dòng điện và điện trở của mô tiếp xúc. Với mô da, đặc biệt là da ẩm ướt, điện trở càng thấp thì mức độ nguy hiểm càng cao.
dien-moi-nguy-hiem-ma-ban-can-biet

Cần sơ cứu đúng cách

Nạn nhân bị điện giật phải được cấp cứu kịp thời và đúng phương pháp. Điều đầu tiên cần làm khi xảy ra tai nạn thì bạn nên lập tức ngắt điện hoặc tách nạn nhân ra khỏi chỗ dòng điện. Nếu bạn không biết cầu dao ở đâu thì có thể sử dụng kèm để cắt dây hoặc sử dụng vật liệu khô và cách điện để cứu nạn nhân ra kịp thời
Nạn nhân đang ở nơi có nhiều nước thì cần đưa ra khỏi vùng nước. Cần ủ ấm, tránh để cho nạn nhân bị lạnh. Việc giữ thân nhiệt cho nạn nhân là rất quan trọng, nhất là với thời tiết lạnh. Tuyệt đối không vì hoảng loạn mà sờ vào người bị điện giật khi chưa ngắt điện. Bản thân người sơ cứu cũng không được dùng tay không mà nên mang găng tay cao su hay quấn bao nilon, đi dép khô, đứng ở nơi khô ráo khi ngắt nguồn điện.
Kiểm tra nạn nhân xem có còn thở được nữa không, bạn nên áp dụng phương pháp áp má vào mũi nạn nhân và xem lồng ngực có đập không, hoặc dùng tay đặt vào động mạch hai bên cổ nạn nhân.
Nếu nạn nhân đã ngừng thở, tim ngừng đập, nếu tích cực hô hấp nhân tạo kịp thời và đúng cách trong những phút đầu tiên thì đa số có thể được cứu sống. Không ít người, do không được sơ cứu đã tử vong trong thời gian đợi xe cấp cứu đến. Trong lúc này, cần tiến hành hồi sức cấp cứu bằng cách hà hơi thở ngạt và nhấn tim.
Nên để tay giữa ngực bệnh nhân, giữ bằng ức bàn tay, nhấn tim liên tục khoảng 100 lần một phút, liên tục không được dừng lại cho đến khi bệnh nhân thở trở lại được. Trong khi nhấn tim cần kết hợp hà hơi thổi ngạt khoảng 7-8 lần mỗi phút, tức là cứ trung bình nhấn tim khoảng 30 lần thì hà hơi thổi ngạt 2 lần. Cứ kiên trì như vậy cho đến khi bệnh nhân có dấu hiệu thở trở lại.
Cho nên Công ty TNHH Hoàng Vương Thịnh mở Dịch vụ sửa chữa điện nước tại Đà Nẵng để đáp ứng nhu cầu và tránh các trường hợp bùng cháy xảy ra.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét